KHUYẾN CÁO BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CHO UPS

KHUYẾN CÁO BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG

Bộ lưu điện (UPS) ngày nay đóng vai trò rất quan trọng là yếu tố sống còn cho sản xuất, kinh doanh cũng như sinh hoạt của con người, là giải pháp tối ưu cho các sự cố về nguồn điện. Ngoài tính năng chính là duy trì một nguồn điện ổn định và liên tục cho thiết bị, nó còn cung cấp thêm nhiều chức năng quan trọng khác như: ổn áp, ổn tần tự động, chống xung, lọc nhiễu, sét lan truyền giúp tăng tuổi thọ cho thiết bị.

Với những tính năng quan trọng trên nên Bộ lưu điện (UPS) thường hoạt động 24/24, do đó để cho UPS hoạt động ổn định và kéo dài tuổi thọ thì công tác bảo trì, bảo dưỡng định kỳ là cực kỳ quan trọng.

Chúng tôi Công ty TNHH công nghệ kỹ thuật Gia Phát cung cấp dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng bộ lưu điện (UPS) với một quy trình nghiêm ngặt được thực hiện bởi các kỹ sư được đào tạo bài bản và chuyên sâu trong lĩnh vực UPS,điện, điện tử.Quy trình bao gồm các bước như sau:

  • Vệ sinh toàn bộ hệ thống Mainboard, ắc quy, toàn bộ UPS
  • Đo đạc kiểm tra thành phần linh kiện, dung lượng các tụ điện, điện trở, IC, khuyến cáo thay thế nếu dung lượng giảm đáng kể
  • Đo đạc dung lượng ắc quy, test chế độ xả điện để đánh giá dung lượng ắc quy còn bao nhiêu, có đủ đáp ứng hoạt động của hệ thống tải trong thời gian dài hay không
  • Kiểm tra CB, dây cáp điện kết nối đến UPS và từ UPS đến tải để đảm bảo an toàn điện
  • Làm biên bản bàn giao, khuyến cáo thay thế các thành phần hư hỏng

Việc bảo trì bảo dưỡng bộ lưu điện tuy đơn giản nhưng góp phần rất lớn đến chất lượng cũng như tuổi thọ của UPS.

Khoảng hơn 60% hư hỏng xảy ra đối với UPS là do môi trường tác động đến, đa phần các hư hỏng do bụi bám quá nhiều vào maiboard, hơi nước ẩm ướt, chất hóa học ăn mòn,…

Các bước Bảo trì UPS đúng chuẩn

Bước 1: Quan sát tổng quan về Bộ lưu điện xem có bất thường gì không, dây nguồn, CB, Ổ cắm điện có lỏng hay sờ dây coi có nóng không (nhớ mang găng tay cách điện)

Bước 2: Kiểm tra Panel or LCD hiển thị

– Điện áp, tần số đầu vào và đầu ra, thông số tải, thông số battery,…

– Các cảnh báo lỗi thông qua màn LCD và các đèn LED hiển thị.

Bước 3: Chuyển UPS sang chạy trực tiếp (chế độ Bypass) hoặc tắt UPS

Bước 4: Làm vệ sinh UPS, quét bụi, xem linh kiện có bị rỉ sét, đứt mạch…

Bước 5: Đo đạc ắc quy UPS bằng dụng cụ chuyên dùng

Bước 6: Kiểm tra bo mạch UPS, đo đạc thông số

Bước 7: Xem kỹ các jack kết nối, đầu bấm cốt, xem chắc chắn chưa

Bước 8: Xem xét lại vị trí đặt UPS có đảm bảo thông thoáng, không bụi bẩn chưa, có bị thiết bị khác cản khó thoát nhiệt không? …

Như vậy việc bảo trì, bảo dưỡng bộ lưu điện (UPS) thường xuyên sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều chi phí cũng như thời gian và công sức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.